Loa cho iPod
Loa dành riêng cho máy nghe nhạc iPod có chân đế cắm máy, một số loại có điều khiển từ xa. Các loại loa cho iPod chỉ sử dụng nguồn điện trực tiếp từ adaptor, không lấy nguồn điện từ cổng USB như một số loa di động dành cho laptop và điện thoại. Tại Việt Nam, loa di động cho iPod của rất nhiều hãng tên tuổi về thiết bị âm thanh nổi tiếng như Altec Lansing, Logitech, Edifier, Microlab, Creative, Soundmax và JBL đã xuất hiện trong các cửa hàng thiết bị máy tính. Giá cả tuỳ loại, từ vài chục USD đến vài trăm USD. Riêng loa của hãng Altec Lansing và JBL đắt hơn cả, thường từ 200 USD trở lên.
Sản phẩm nổi bật nhất của Altec Lansing dành cho iPod là chiếc Altec Lansing InMotion iM7 dành riêng cho iPod Nano, giá tham khảo 249 USD. Sản phẩm này có điều khiển từ xa, thiết kế bắt mắt và có thời gian pin dài phù hợp với những dịp đi xa. Nhược điểm là kích thước hơi lớn so với các loa di động khác và chỉ có thể dùng điều khiển từ xa điều chỉnh âm lượng của loa. Ngoài ra, Altec Lansing còn có sản phẩm khác dành cho iPod giá rẻ hơn một nửa là Altec Lansing InMotion iM600, được thiết kế nhỏ gọn, cũng có điều khiển từ xa, dung lượng pin gắn theo máy (khó khăn khi muốn thay thế) nghe được 7 giờ liên tục và bắt được sóng radio. Hạn chế của sản phẩm là không có hệ thống bảo vệ cho máy iPod khi di chuyển nên dễ bị rơi. Muốn giá rẻ hơn và nhỏ hơn, có thể chọn Altech Lansing InMotion iM5 (135USD), iM9 (199USD), iM11 (114USD) hoặc iM500 (129USD).
Logitech có một số mẫu dành cho iPod, điển hình là sản phẩm Logitech MM50 giá khoảng 170 USD. Logitech MM50 được thiết kế dáng gập tiện lợi, có túi bảo vệ cho iPod và điều khiển từ xa. Trọng lượng 650 gam và kích thước 12,8x4x1,5inch không phải là nhỏ nhẹ với loa di động nhưng bù lại sản phẩm này được coi như bộ sạc cho iPod và được tích hợp pin lithium-ion chạy được khoảng 10 giờ. Logitech còn có hai sản phẩm khác dành cho iPod cũng rất được ưa chuộng là Logitech Pure-Fi Anywhere (dùng cho cả iPod và máy MP3) và Logitech MM32 với giá từ 45-70 USD.
Theo các cửa hàng bán lẻ linh kiện, tầm giá vài chục đến dưới 100 USD là loại phổ biến và bán chạy hơn cả. Ở mức giá này, có khá nhiều thương hiệu đáng chú ý như Creative, Edifier, Microlab, Genius, Sonic và Divoom. Một số sản phẩm điển hình như I-Fusion iF3 của Sonic; MD221 Portable for Ipod (1,2 triệu đồng) và MD123 Portable for Ipod (800 nghìn đồng) của Microlab; iF330 (giá trên 80 USD) và iF200 (khoảng 45 USD) của Edifier.
" alt=""/>Loa di động thời trangTùy thuộc vào môi trường vận hành của máy tính để bạn có thể định ra khoảng thời gian làm vệ sinh định kì cho thiết bị làm việc của mình. Dưới đây là gợi ý về khoảng thời gian định kỳ làm vệ sinh máy tính dựa trên môi trường và điều kiện làm việc của máy:
Người dùng không hút thuốc và nuôi vật nuôi trong nhà: Làm sạch máy tính 5 tháng 1 lần.
Người dùng không hút thuốc mà có nuôi vật nuôi: định kỳ 4 tháng 1 lần.
Người dùng hút thuốc nhưng không nuôi vật nuôi: 3 tháng một lần
Người dùng hút thuốc và nuôi vật nuôi: 2 tháng 1 lần
Văn phòng làm việc với không gian văn phòng luôn được giữ sạch: 5 tháng 1 lần
Văn phòng làm việc với không gian văn phòng luôn được giữ sạch nhưng nhiều
Văn phòng nhà máy, xưởng sản xuất hoặc có cho phép hút thuốc lá: vệ sinh máy tính 2 tháng một lần.
Máy tính trường học với người dùng là thanh niên: làm vệ sinh máy 3 tháng một lần.
Máy tính trường học với người dùng là trẻ vị thành niên: làm vệ sinh mỗi tháng, trong một số trường hợp, có thể phải tiến hành công việc này hàng tuần, thậm chí hàng ngày.
Những chú ý chung
Đừng bao giờ làm dây nước hay phun trực tiếp bất kỳ một loại chất lỏng nào lên bề mặt của các thiết bị dùng cho máy tính. Nếu trong trường hợp thật cần thiết, hãy thấm chất lỏng vào một mảnh vải mền rồi lau các thiết bị.
Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc bơm chân không (có nguyên tắc hoạt động tương tự như máy hút bụi) để làm sạch bụi bẩn hay những cọng tóc rơi vãi bên ngoài case máy tính hay trên bàn phím. Nhưng tuyệt đối không dùng bơm chân không này để làm sạch bụi bẩn ở các phần bên trong máy tính, bởi vì nó có thể tạo ra vô số các hạt điện tích sau đó là tác nhân phá hủy các bộ phận bên trong của máy. Thay vào đó, bạn có thể dùng một chiếc chổi, khăn mềm; hoặc bạn có thể tìm mua một chiếc bơm cầm tay chạy bằng pin được thiết kế riêng biệt cho công việc này.
" alt=""/>Một số nguyên tắc vệ sinh máy tính (I)